Cao Thị Hiền

Chống đối không thổi nồng độ cồn bị xử phạt thế nào?

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn là để ngăn chặn tài xế đã mất tỉnh táo tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông, gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp lái xe khi tham gia giao thông khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại kiểm tra nồng độ cồn thì không hợp tác, bỏ chạy. Vậy, trong trường hợp chống đối không thổi nồng độ cồn bị xử phạt thế nào?

1. Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ là khái niệm cho biết lượng hóa chất trong một hỗn hợp, thường là dung dịch.

Trong lĩnh vực giao thông, nồng độ cồn được hiểu là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu của một người hoặc trong hơi thở của một người. Khi tham gia giao thông, theo quy định, người điều khiển phương tiện phải duy trì mức nồng độ cồn không vượt quá một giới hạn cố định; vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt.

2. Chống đối không thổi nồng độ cồn bị xử phạt thế nào?

Điều 5 Luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 quy định về những hành vi bị cấm trong việc phòng chống tác hại của rượu bia, trong đó cấm không được điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Bên cạnh đó Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi này như sau:

Trường hợp người tham gia giao thông điều khiển xe ô tô

Căn cứ điểm b khoản 10 và điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tư xe ô tô vi phạm nguyên tắc giao thông đường bộ như sau:

“10. Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b, Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

h, Thưc hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.”

Trường hợp người tham gia giao thông điều khiển xe máy

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể:

“8. Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đói với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g, Không cấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

10. Ngoài việc bị phạt tiền người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung sau đây:

g, Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng.”

Trường hợp 3: người tham gia giao thông điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo quy định tại điểm b khoản 9 và điểm e khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể:

“9. Phạt tiền từ 16-18 triệu đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b, Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. 10. Ngoài việc phạt tiền người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

e, Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 thì bị tước giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe máy kéo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22- 24 tháng”

3. Không thổi nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

a, Điểm c khoản 6; điểm a, c khoản 8, khoản 10 Điều 5;

b, Điểm b, c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, b c, d, e, g, h, i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c, Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

Như vậy, khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì ngoài việc phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Sử dụng rượu bia khi lái xe là hành vi rất nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều vụ tai nạn giao thông. Chính vì vậy, việc kiểm tra nồng độ cồn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo